Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

,

Tìm chút “hồn Huế” xưa nơi những quán bún bò Huế nổi tiếng

Bún bò – một trong những nét ẩm thực tinh tế, rất xưa của Huế. Không đơn thuần chỉ là một món ăn, trong nó chứa đựng là cả giá trị văn hóa ẩm thực xứ Huế, nơi tinh hoa – sáng tạo giao thoa. Nếu ai đã “trót” một lần thưởng thức qua hương vị của nó hẳn sẽ nhớ mãi không quên và đều hẹn ngày trở lại Huế.


Không quá cầu kỳ hay đắt tiền, bún bò Huế lôi cuốn du khách bởi chất giản dị, thanh cao, tinh túy. Không chỉ màu sắc, hương hay mùi vị, bún bò Huế đạt đến đỉnh cao của ẩm thực. Ngay từ xa ta đã ngửi thấy hương vị thơm ngào ngạt, kích thích vị giác, khiến ta khó kiềm lòng được. 
Từng lát thịt bò được thái lát mỏng, màu nâu nhạt, nhìn thấy rõ từng đường thớ gân trắng phủ trên bề mặt của những sợi bún trắng tinh. Điểm thêm cho tô bún bò Huế thêm sắc màu là đôi ba cọng hành lá được chẻ sẵn, một vài lát ớt đỏ rói trông hấp dẫn vô cùng. 

Thú vị và có lẽ ấn tương nhất là lớp váng mỡ màu vàng óng phủ kín trên từng thớ thịt, bán vào từng cọng hành, sợi bún… Chỉ nhìn thôi cũng đã cảm thấy rất thèm.

Một tô bún đạt chuẩn không chỉ đẹp về hình thức bề ngoài mà cũng phải đạt đến “độ tròn” về hương vị: nước bún ngọt thanh vị của xương và thịt, thịt bò mềm chứ không được quá dai, sợi bún cũng phải giòn chứ không được mềm nhũn… 

Tưởng đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng chút nào. Các bạn có biết, để có được tô bún bò Huế thơm ngon, những chủ quán này đã phải tỉ mỉ và cầu kỳ đến nhường nào. Muốn nấu bún bò ngon thì cần phải kiên nhẫn, trong quá trình nấu không được để lửa quá to, hớt bọt và nêm nếm gia vị liên tục. 
Để làm được điều này đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm, tâm huyết và đặc biệt niềm đam mê, tình cảm dành cho món ăn đó.

Thật không khó để bạn có thể tìm thấy quán bún bò Huế tại thành phố Huế. Ngày nay, người ta coi kinh doanh bún bò Huế là một nghề: không chỉ bảo tồn nét văn hóa đặc trưng,  bán bún bò Huế còn mang lại nguồn thu ổn định cho chủ quán nơi đây.

Bạn có thể lựa chọn ghé đến và thưởng thức bún bò Huế ở một vài địa điểm sau:

Quán bún bò Huế 14 Lý Thường Kiệt, quán này khá nổi tiếng với cả du khách trong và ngoài nước
Bún bò bà Rớt trong công viên Thượng Bạc, bún bò bà Phụng đường Nguyễn Du... Tuy nhiên, du khách cần chú ý giờ giấc khi tới đây nhé vì quán chỉ phục vụ vào buổi chiều tối (sau 5h)
Bún bò đường Bach Đằng, nơi gần cầu Gia Hội, quán này cũng chỉ phục vụ du khách vào buổi sáng mà thôi nhé.

Ghé đến xứ Huế và được thưởng thức hương vị tinh túy, thơm ngon của món bún bò Huế, lắng nghe ca Huế trên sông Hương… ta như được sống lại những tháng ngày xưa cũ, hoài niệm. Cảm giác như mọi muộn phiền, lắng lo cuộc sống cứ thế mà theo gió mà bay đi, niềm hạnh phúc và tự hào dân tộc cứ vậy theo hương vị tô bún bò mà lắng đọng tận trong trái tim mỗi du khách.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

,

Ngất ngây vị hương với đặc sản cơm hến, bún hến, cháo hến Huế

Nói về độ ngon của các món: cơm hến, cháo hến, bún hến, không ít người đã đưa ra khẳng định chắc nịch: đến Huế, không thể không ăn những món đó. Hiếm thấy món ăn nào vừa rẻ, vừa ngon lại độc đáo như vậy.

Nhiều người còn gọi vui những món ăn chế biến từ hến là “món ăn nhà nghèo”, nói vậy không phải là nó không ngon mà chính bởi sự chân chất, giản dị từ trong những món ăn đó.Hơn thế nữa, giá cả lại rất bình dân, bạn chỉ mất khoảng 7.000 - 10.000đ cho bát cơm hến, cháo hến hoặc đắt hơn một chút cho món bún hến.
Ít ai biết được rằng, trong chén cơm hến nhỏ xíu ấy là tổng hòa của biết bao nguyên liệu: hến, ruốc sống, nước mắm, bánh tráng nướng, bì heo rán giòn, băm nhỏ, chút muối rang, đậu phụ rang giã nhỏ, cùng đủ loại rau thơm hoa quả thái sợi ăn kèm (xoài, khế chua, chuối xanh, giá đỗ…). 

>>> Xem thêm điểm booking giá tốt tại the grand hồ tràm

Cơm hến được làm từ cơm trắng gạo dẻo, nấu chín. Ngon nhất là dùng khi còn nóng, nhất thiết phải dùng kèm với một tô nước canh hến nhỏ. Bằng cách này giúp món ăn bớt khô, và cảm nhận trọn được vị ngọt, đậm đà của hến.
Nguyên liệu và công đoạn chuẩn bị bún hến cũng tương tự như món cơm hến. Cái khác ở đây chính là thay cơm bằng bún. Từng sợi bún giòn dai, trắng mịn được xếp ngay ngắn vào trong tô nhỏ. 

Tiếp đến cho rau thơm, hoa chuối gọn vào một góc của tô, lần lượt cho đậu phụng rang đã dập nhỏ, hến xào đẫm với gia vị, cho thêm chút sa tế, hạt tiêu và chút hành tươi lên phía trên bề mặt. Cuối cùng bạn chỉ cần chan đều nước lèo lên trên mặt tô bún hến. Chỉ vậy thôi là bạn đã có ngay một tô bún hến thơm ngon, mang vị riêng của Huế.

Một số du khách lại tỏ ra thích thú với món cháo hến Huế. Để món cháo hến có vị dẻo và thơm, người ta thường chọn những loại gạo dẻo, tuyển chon kỹ càng. Khi nấu cũng cần căn nhiệt độ vừa phải: không quá to hoặc cũng không quá nhỏ. Bằng cách này khi cháo chín vừa không bị nát mà vẫn đạt được vị dẻo cần thiết. 
Khi cháo gần chín, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó sẽ múc ra tô và rắc nhân hến đã xào vừa gia vị lên trên mặt. Có thể ăn kèm với chút rau răm đã được thái nhỏ, mùi vị cũng rất tuyệt vời. Cảm nhận được vị thơm, cay nơi sống mũi, nếm thử những miếng đầu tiên bạn không khỏi giật mình vì cháo hến thực sự quá ngon. 

Vị dẻo, bùi của từng hạt gạo ngọc, sánh quyện với vị ngọt dai của thịt hến, vị thơm của hạt tiêu và hành phi… tất cả hương vị thơm ngon ấy cứ quyện quanh đầu lưỡi và lưu lại nơi cuống họng.

Ghé quán chuyên món hến, bạn có thể thưởng thức đến no căng bụng mà dường như ví tiền cũng chẳng vơi đi là mấy. Còn gì tuyệt vời hơn, lót dạ bữa sáng với tô cháo hến ấm nồng, dịu mát trưa hè với tô cơm canh hến ngon tuyệt. Đôi lúc đổi vị một chút với tô bún hến…để cảm nhận Huế ở một góc độ khác – bình dị, thân quen.

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

,

Nhật ký 1 ngày “càn quét” đủ loại bánh Huế tại 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm

Huế trong trái tim của nhiều người không đơn thuần chỉ là một điểm tham quan hấp dẫn với nhiều danh thắng, nét cổ kính, u hoài. Hơn thế, nơi đây còn đặc biệt ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa ẩm thực tinh tế, độc đáo, mang “chất riêng” xứ Huế.

Cùng lắng xem nhật ký 1 ngày càn quét đủ loại bánh đặc trưng Huế nào là bánh nậm, bánh lọc, bánh ít,bánh bèo… tại quán bánh lọc bà Đỏ.
Quán bánh lọc bà Đỏ nổi tiếng đến mức không ai là không biết đến. Chỉ cần hỏi bất kỳ người dân nào về quán bánh Huế nổi tiếng bậc nhất, chắc chắn họ đều sẽ trả lời là quán bánh lọc bà Đỏ. 
Tọa lạc tại số 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Huế, bánh lọc bà Đỏ trở thành điểm hẹn ẩm thực của biết bao du khách.

Đặt chân đến đây, không chỉ được thưởng thức bánh ngon, du khách còn được chìm đắm trong không khí cổ xưa, trầm tư, có đôi chút nhẹ nhàng của người dân xứ Huế. Đừng để tên quán “bánh lọc” đánh lừa nhé, thực đơn ở đây vô cùng phong phú, bạn có thể thỏa sức lựa chọn cho mình vô số những loại bánh với hình dáng, vị và mùi hương hoàn toàn khác nhau đó nhé.
Thực khách sẽ không khỏi hoa cả mắt trước dãy menu dài ngoằng, tên món bánh nào cũng lạ và thú vị: Bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, rồi cả bánh chả lá tôm ngon ngút tiếng. Nếu mới lần đầu thưởng thức các món ăn Huế, tốt nhất bạn nên gọi mỗi loại một chút để thưởng thức hương vị mỗi món, qua đó cũng biết được món nào phù hợp và mình yêu thích nhất.

Qủa thực mỗi món một vị, thật khó để phân định loại bánh nào là ngon nhất:

Có người thích bánh bột lọc vì nó vừa dẻo, hơi dai nhưng cũng rất mềm. Bên trong lớp bột lọc bọc ngoài là nhân tôm đỏ vàng bên trong. Bánh chín có mùi thơm và sắc màu rất bắt mắt. Khi ăn nên ăn lúc nóng, tốt nhất chấm kèm với chút nước mắm biển. Cảm giác có chút lạ lẫm nhưng lại vô cùng ngon tuyệt.
Bạn cũng nên gọi thêm chút bánh bèo. Loại bánh có cái tên khá độc đáo này thường khiến người ta ấn tượng. Qủa đúng như tên gọi “bánh bèo”, hình dáng của chiếc bánh này cũng nhỏ nhắn hệt như chiếc cánh bèo. Bánh đượcc làm từ bột gạo tẻ, bên trên bánh được phủ kín bằng lớp tôm nhỏ . Khi ăn kèm với chút nước mắm được pha chế chua, cay, ngọt.

Dù tên gọi khác nhau nhưng các loại bánh Huế này thường có chung những nguyên liệu chính: tôm tươi, bột gạo tẻ, nước mắm chất Huế… Dưới bàn tay tài hoa, khéo léo cùng sự sáng tạo của những chủ quán nơi đây đã tạo ra những món ăn độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm. Bất cứ ai, nếu đã một lần nếm thử hương vị bánh Huế, hẳn sẽ nhớ mãi không bao giờ quên màu sắc, hương vị ấy. 

Chẳng thể mà, rất nhiều du khách từng nói: tôi đã đi qua nhiều nơi, thưởng thức ẩm thực biết bao miền quê, nhưng không đâu, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh tôm… lại thơm ngon và có hương vị lạ lùng đến vậy.

Để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, bên cạnh sự tài hoa, khéo léo của con người một phần còn nhờ những nguyên liệu sạch tươi: đó là bột gạo trên những cánh đồng vàng óng do chính tay người dân chăm bón, là những con tôm tươi sống từ biển Thuận An, phá Tam Giang…
Còn gì tuyệt vời bằng, sau thời gian dài mỏi mệt khám phá cảnh sắc xứ Huế, dừng chân lại quán quen, thưởng thức món bánh Huế đặc trưng, cảm thấy lòng mình ấm áp và dễ chịu đến lạ thường.


Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

,

Chè hé Đà Lạt, bạn đã ghé qua - kinh nghiệm du lịch đà lạt ?

Nói đến ẩm thực Đà Lạt là nói đến sự phong phú: cả về tên gọi, hương vị, cách chế biến… thậm chí ngay cả cách ăn. Đã có lần bạn không khỏi “giật mình” trước những món ăn nổi tiếng Đà Lạt với những cái tên lạ lỳ: chè xé áo, gỏi xấp xấp, bánh căn gạo dở… Chè hé Đà Lạt, bạn đã từng nghe qua chưa?

Đối với giới trẻ Đà Thành, chẳng những không xa lạ mà còn rất đỗi thân thiết, là điểm nghĩ đến đầu tiên khi bạn muốn  thưởng thức chè ngon. Quán chè hé nổi tiếng ấy nằm ngay đầu dốc 3/2, tính ra đến nay, quán cũng đã có tuổi đời lên tới 10 năm tuổi. Chứng kiến biết bao đổi thay cuộc đời, đón bao lượt khách đến và rồi lại đi mỗi năm.
Kể ra cũng lạ kỳ, chè hé không liên quan gì đến thành phần nguyên liệu làm nên món chè đó. Có chăng, đó là do một thói quen… quán chỉ mở cửa hé cho khỏi lạnh. Một phần chắc cũng do quán nằm ngay trên đầu con dốc, thường lạnh hơn nên phải đóng hé cửa.
Quán chè hé này vô cùng nổi tiếng và thường chỉ bán vào buổi chiều tối thôi nhé bạn. Đường đến đó cũng không dễ tìm, nên bạn cần tìm hiểu và hỏi người dẫn kỹ đường lên quán nhé!
Rũ bỏ không khí lạnh lẽo, buốt giá bên ngoài. Bước chân qua cánh cửa hé đó là một thế giới hoàn toàn khác: ấm cúng và thơm mát đến lạ thường. Nhắm mắt, hít một hơi thật sâu để cảm nhận không khí tuyệt vời quán chè hé mang lại. Không cần chờ đợi lâu, cô chủ quán thân thiện sẽ đến bên cạnh và giới thiệu những món chè nổi tiếng của quán. Dưới sự trợ giúp nhiệt tình, bạn sẽ tìm thấy cho mình một ly chè thích hợp.

Ở quán có đến cả dăm bảy loại chè, thỏa sức cho bạn lựa chọn. Có bạn thích hương vị chè xanh cốt dừa, bạn lại thích chè hoa quả, có bạn lại thích hương vị chè bưởi… mỗi loại lại mang đến những hương vị và bất ngờ riêng.
Chè ở quán được nấu rất vừa miệng, tròn vị, hợp với khẩu vị của đa phần thực khách, ngay cả những khách hàng khó tính nhất: không quá ngọt, hay nhanh ngấy như các món chè khác. Đậu cũng được ninh rất vừa: thơm, bùi.
Lúc đầu du khách ghé đến đây chủ yếu nghe bạn bè giới thiệu, cảm thấy tò mò và muốn đến đây khám phá. Khi đã đặt chân đến đây thì dường như thực khách sẽ bị đổ gục bởi sự thân thiện, nhiệt tình của cô chủ quán và hương vị mang “sắc riêng” và chỉ riêng quán chè hé Đà Lạt có mà thôi.

Không đơn thuần là khám phá, thỏa mãn trí tò mò mà qua đó thêm yêu thêm con người Đà Lạt, yêu thêm ẩm thực truyền thống Việt Nam. Có thể nó không hoa mỹ, không được làm từ những nguyên liệu đắt tiền nhưn g chứa đựng trong đó là cả sự sáng tạo, tậm huyết và thiên nhiên đất trời Việt.
Bạn còn chần chờ gì nữa mà không xách ba lô lên, khám phá đất trời Đà Lạt , thưởng ngoạn cảnh đẹp và thướng thức ẩm thực phong phú, mang hồn quê Đà Lạt – chè hé Đà Lạt.


Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

,

Điểm mặt những quán ăn ngon bạn nhất định phải thử khi đến Huế

Dẫu vẫn biết Huế nổi tiếng với biết bao món ăn ngon: bánh Huế, bún bò Huế, bánh khoái, bún bò giò heo, chè Huế… mà bạn lại chưa từng đến Huế bao giờ, cũng không quen biết ai để review xem nên ăn ở quán nào thì ngon? 

Vậy thì đương nhiên bạn phải đọc bài này rồi, cùng chúng tôi điểm mặt những quán ăn ngon , nổi tiếng bậc nhất xứ Huế:

Bánh Huế đặc trưng (bánh bèo, bột lọc, nậm…)

Đương nhiên, nếu không thưởng thức các món bánh: bèo, bột lọc, bánh tôm… thì thực sự có lỗi với xứ Huế. Đây được coi là những món tiêu biểu làm nên ẩm thực xứ Huế, khiến du khách dễ dàng nhớ mặt, khu biệt Huế với các địa danh khác. Đó là những chiếc bánh nhỏ xinh như những cảnh bèo, hay tròn tròn rắc tôm bên trên… 

Trong nó là tổng hòa của những nguyên liệu tươi ngon, chắt lọc từ thiên nhiên: từ những hạt gạo trắng thơm, những con tôm tươi rói, những tấm lá chuối xanh rì, những cọng hành tươi thơm…
Du khách có thể tìm đến thưởng thức những món bánh này ở một số hàng quán nổi tiếng: quán bánh bà Đỏ (Nguyễn Bỉnh Khiêm…), quán bà Cư (Nguyễn Huệ…)

Bún bò Huế.. nức tiếng gần xa

Có lẽ không ai là không biết bún bò Huế. Hấp dẫn du khách bởi hương vị ngọt của thịt, thanh của xương hầm quyện với chút thơm nồng của xả, hành lá… thêm chút tiêu, nước mắm vào để đạt được trọn vị của món ăn.
Bún bò Huế có vị rất khác, rất đặc trưng so với bún bò cổ truyền của địa phương khác. Trong nó ta cảm nhận được chút tinh tế, mang phong cách ẩm thực hoàng gia.

Bạn có thể thưởng thức món bún bò Huế ở những tuyến phố, cung đường: Nguyễn Du, bún mụ Rớt (sau chùa Diệu Đế), bún Lệ (đường Điện Biên Phủ)…


Bánh Khoái

Nổi tiếng không kém bún bò, các loại bánh đặc trưng của Huế, bánh khoái cũng được xét vào hàng “tuyệt phẩm” với khả năng “gây nghiện” rất cao. Vỏ bánh được làm bằng bột gạo thơm, nhân bánh là tổng hòa của các nguyên liệu tươi ngon: thịt nạc, nấm, hành lá và đương  nhiên không thể thiếu nguyên liệu quan trọng – tôm tươi. Đương nhiên, đóng góp một phần không nhỏ cho hương vị món bánh khoái phải kể đến thành phần nước lèo được pha chế cầu kỳ theo công thức bí truyền.
Tìm đến bánh khóai Hạnh (11 Phó Đức Chính), bánh khoái Lạc Thiện (gần cửa Thượng Tứ), quán Hồng Mai (78 Đinh Tiên Hoàng)….

Chè Huế

Chè Huế nổi tiếng đến mức vượt qua ranh giới xứ Huế, góp mặt trên nhiều tuyến phố,c ung đường ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sàu Gòn, hải phòng… Tuy vậy, không nơi nào chè Huế lại ngon và độc đáo như ở chính bản xứ.
Tại đây du khách sẽ được thỏa sức chọn lựa đủ loại chè: nào là chè thập cẩm, chè bưởi, chè sen, chè sương sa… mỗi loại một vị nhưng đều rất ấn tượng và dễ ăn. Chè Huế có vị ngọt thanh, bùi bùi chứ không ngọt sắc như những món chè ở các nơi khác. Phải chăng, đây chính là nét độc đáo, riêng làm nên nét khác biệt chè Huế?

Nổi tiếng nhất là những quán chè Trương Định  ngã ba Trương Định – Bà huyện Thanh Quan), chè Hẻm (đường Hùng Vương), chè Sao (đường Phan Bội Châu)…

Giờ thì bạn an tâm rồi phải không nào, note lại vào sổ tay, đến Huế khám phá ẩm thực thôi nào!

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

,

Những điều tưởng chừng đã biết về xứ Huế…

Mỗi mảnh đất, mỗi dấu chân ta đi đều ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Xứ Huế cũng vậy, ẩn dấu sau nét mộng mơ, dịu dàng quyến rũ ấy là những nét trầm mặc của mảnh đất cố đô. Có chút dư vị ngọt ngào pha trộn trong khắc nghiệt khí hậu.

Nhưng đó vẫn chỉ là những gì bạn cảm nhận về Huế chứ không phải là tất cả xứ Huế có. Nơi Huế có là:

Những góc phố cổ kính rêu phong, bình yên

Huế bình yên, trầm lặng đến lạ kỳ… khác xa với không khí vội vã, chật hẹp xô bồ thường thấy trong các thành phố lớn khác. 

Bất cứ khi nào, trên những con đường rợp bóng  cây xanh, ta cũng bắt gặp những ngôi nhà cổ xưa, phủ trên mình chút cổ kính, rêu phong của thời gian. Lặng nhìn ngắm dưới lòng đường, từng chiếc lá ngả màu vàng óng, đỏ au, trông quyến rũ đến mê người.


Mọi thứ đều diễn ra nhẹ nhàng, chầm chậm: đó là những dòng sông Hương phẳng lỳ không chút gợn sóng, từng vòng quay  xe đạp cứ thế chầm chậm lăn dài.
Không chỉ cảnh sắc thiên nhiên tĩnh lặng, con người ở Huế cũng rất nhẹ nhàng, nho nhã và lịch sự.

Áo dài, nón lá – Mang đặc trưng, duyên dáng người phụ nữ Huế

Tuy nói áo dài là nét truyền thống đặc trưng phụ nữ Việt, nhưng chỉ riêng ở Huế, áo dài mới mang ý nghĩa trọn vẹn của nó. Tà áo dài trắng tinh khôi cùng chiếc nón lá nghiêng nghiêng càng khiến người con gái Huế trở nên đằm thắm, kiều diễm, dịu dãng đến bội phần.
Chẳng vậy mà, tà áo dài đã trở thành nguồn cảm hứng, đi vào thơ ca của biết bao thi sĩ. Áo dài thướt tha, nhẹ bay trong gió khiến trái tim ái xuyến xao, luyến thương.


Nét dịu dàng, e ấp pha chút trầm tư… của người con gái Huế

Người Huế vốn nổi tiếng nhẹ nhàng, thân thiện, mến khách. Tất nhiên họ không quên trao cho nhau những nụ cười nồng ấm, khiến người đối diện cảm thấy thiện cảm đến lạ kỳ.
Nhưng có lẽ, ấn tượng về những người con gái Huế lại có phần đặc biệt hơn chút. Không hào sảng, bộc trực như con gái Sài Thành, không khuôn phép, kín kẽ như con gái Hà Thành, những người con gái Huế thương có chút tính cách dịu dàng, trầm tư, e ấp nhưng không kém phần dẽ mến thương. Giọng nói ngọt ngào khiến ai cũng mến thương.

Với người Huế, ẩm thực là cả sự đam mê với nghệ thuật

Người xứ Huế thương rất coi trọng và cầu kỳ trong ẩm thực. Các món ăn không đơn thuần chỉ để no bụng, không những phải “ngon miệng” mà còn phải “ngon mắt”. Bởi thế mà họ thường rất nghiêm túc bất cứ khi chế biến bất cứ món ăn nào. 
Khi ăn, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được tình cảm chân thật, sự tỉ mỉ, tinh tế và sáng tạo của những người nấu những món ăn đó.

Phải chăng, những yếu tố này bị ảnh hưởng đôi chút bởi nét quyền quý , cao sang cuộc sống hoàng gia, cung điện. 
Thật không ngoa khi nói rằng ẩm thực Huế đã đạt đến trình cao về tinh hoa ẩm thực, tổng hòa của giá trị dinh dưỡng và yếu tố nghệ thuật. Chẳng thế mà, nếu ai đã từng một lần thưởng thức qua ẩm thực Huế hẳn sẽ không thể nào quên được mùi vị, hương thơm tinh túy, chắt lọc từ những món ăn đó.

Nhắc đến Huế, mỗi người chúng ta đều cảm thấy có chút gì đó mến thương, tự hào. Có thể bạn chưa biết nhiều và cũng chưa từng đến Huế, nhưng tôi tin chắc rằng, rất nhanh thôi bạn sẽ yêu và khao khát một lần được ghé đến và trải nghiệm những điều thú vị nơi ấy, mang tên Huế thương!

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

,

Đường hầm đất sét - kinh nghiệm du lịch đà lạt bạn nên biết

Dù mới xuất hiện thời gian không lâu (từ năm 2012), tuy nhiên đường hầm đất sét Đà Lạt -  vẫn là một trong những điểm tham quan hấp dẫn du khách ghé đến Đà Lạt hàng đầu hiện nay. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác mới lạ khi được lạc vào thế giới mang đậm chất kiến trúc, điêu khắc hội họa. Là nơi trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức bay bổng, sáng tạo, với nhiều ý tưởng tuyệt vời, biến hóa không ngừng.


Ngoài tên gọi đường hầm đất sét, nơi đây còn được du khách gọi vời rất nhiều danh xưng độc đáo, thể hiện nét đặc trưng riêng, chỉ riêng có nơi đây: đường hầm đất đỏ, ngôi làng đất sét hay đường hầm điêu khắc… Dù được gọi với bất kỳ tên gọi nào, nó đều được mang chung ý nghĩa về kiến trúc độc đáo của những con đường hầm đất sét đầy nghệ thuật, đề cao tính sáng tạo.
Đươc biết rằng chủ nhân con đường hầm này chính là anh Trịnh Bá Dũng – người dân nơi đây, đồng thời cũng là người yêu nghệ thuật và cái đẹp, đam mê với những kiến trúc cổ điển và nét văn hóa dân tộc độc đáo. Đường hầm đất sét là thành quả của những phấn đấu không ngừng nghỉ, suy nghĩ táo bạo trong suốt một thời gian dài : quá trình tìm ra công thức hoàn hảo biến nguyên liệu đất sét bazan trở thành một diện mạo hoàn hảo, hoàn toàn mới có sắc và chất riêng.  Có thể nói công trình này đã đạt đến cảnh giới cao cả về chất liệu, nghệ thuật, tính thẩm mỹ, độ bền hoàn hảo tương đương với vật liệu bê tông.
Ẩn chứa sau con đường hầm đất sét là cả một ý nghĩa rất to lớn, mang tầm vĩ mô: một Đà Lạt - khách sạn imperial vũng tàu hoang sơ, hùng vĩ, kiêu hãnh giữa đất trời nơi thuở đầu hoang sơ. Trải qua chặng đường dài vật đổi sao dời, quá trình phong hóa tự nhiên, đồng thời qua bàn tay tôn tạo của con người, Đà Lạt dần hiện hữu hình hài, từng bước trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn bậc nhất hiện nay.

Dựa trên những bức phù điêu, tượng nổi trên con đường hầm đất sét, thấy được cuộc sống sinh hoạt thường nhật của loài người từ thuở khai thiên, còn ăn lông ở lỗ, sống dựa vào tự nhiên, núi đồi…đến những ấp làng trù phú, sung túc. Những địa danh nổi tiếng Đà Lạt cứ thế, dần dần hiện hữu rõ mồn một: đó là nhà ga, xe lửa, khách sạn Palace, những danh nhân nổi tiếng. Đương nhiên không thể thiếu những sản vật đặc trưng làm nên địa danh Đà Lạt, nơi đất mẹ hiền hòa Đà Lạt ban tặng: đó là những chùm dâu tây căng mọng, đủ loại củ quả… điểm xuyết trên con đường dài đó là những nhành hoa anh đào chúm chím khoe sắc…

Lần theo con đường đất sét giúp ta hiểu thêm về lịch sử 4000 năm văn hiến lâu đời của cả dân tộc Việt chứ không riêng gì mảnh đất Đà Lạt. Mở đầu con đường cũng là mở đầu câu chuyện, bức tượng đầu Rồng uy lẫm, tượng trưng cho nòi giống rồng tiên, cứ thế nối tiếp mạch câu chuyện là cả giai thoại lịch sử. Tuy không quá khốc liệt nhưng trải qua không ít những thăng trầm, qua những đổi dời của tạo hóa, đổi thay lịch sử, xâm lăng, chiến đấu và giảnh lại hòa bình, để rồi, qua bàn tay tôn tạo của những con người nơi đây, Đà Lạt đã mang trong mình hình hài tuyệt vời như ngày nay.

Nhất định bạn phải ghé thăm một lần nơi đây để sống lại những cảm xúc, thêm yêu quê hương , con người Đà Lạt, yêu đất nước Việt Nam.

Tổng số lượt xem trang

Danh sách Blog của Tôi